Bệnh Hại Cây có múi bệnh - Tristeza Virus (CTV)

Website Marketing
Th 7 03/06/2023

Với những người trồng cây có múi chắc hẳn sẽ ít người biết đến bệnh tristeza hay thường được gọi với tên viết tắt là CTV (viết tắt của Citrus Tristeza Virus). Tuy nhiên bệnh này lại xuất hiện rất nhiều trên cây trồng.

Lý do bệnh này ít phổ biến có thể là vì bệnh này thường bị nhầm lẫn với các loại bệnh khác trên cây trồng đặc biệt là vàng lá gân xanh hoặc sinh lý vì có thể thấy rằng bệnh do tác nhân virus hại cây nên không thể thấy bằng mắt thường nên nếu không có các xét nghiệm tiên tiến sẽ không thể biết được bệnh nên hầu hết những người chẩn đoán bệnh cây bằng mắt thường sẽ không thể xác định chính xác được bệnh này. Ngoài ra nếu xét trong các bệnh hại cây có múi thì huanglongbing và CTV được xem là hai bệnh cao cấp hại cây có múi cho nên một người làm vườn bình thường với cách trồng trọt bằng kinh nghiệm mà không tham gia nghiên cứu khoa học thì sẽ rất khó để biết về bệnh khó nhằn này.

Thực tế virus này thường gây hại rất mạnh và gây hại cực lớn về kinh tế cho người trồng cây, có thể mất năng suất cũng có thể mất cả cây với mức độ gây hại ban đầu từ vài cây cho tới cả vườn. Cũng có thể bệnh hại nặng tới mức sẽ không thể trồng lại cây có múi trên đất vườn đó nữa trong nhiều năm liên tiếp.

36aabc5d7c2644f66ebe63c549b22382.jpg

Hình ảnh cây bị CTV bị chết

Tác nhân gây bệnh

Tác nhân gây bệnh Bệnh này do loài virus thuộc nhóm chi Closterovirus thuộc họ closteroviridae, bộ kitrinoviricota lớp orthornavirae gây ra. 

Tên tiếng việt thường gọi là bệnh CTV hoặc bệnh “tàn lụi”.

Phát sinh phát triển của bệnh

Như chúng ta đã biết về hầu hết các bệnh virus thì chúng không thể tự lây truyền cho cây nhiễm bệnh mà sẽ phải lây truyền qua môi giới trung gian truyền bệnh.

Đối với bệnh CTV thì chúng có 2 cách thức nhiễm bệnh vào cây, đó là:

- Lây truyền qua mắt ghép, chết cành do sử dụng mắt ghép nhiễm bệnh hoặc vật dụng nhiễm bệnh.

- Lây truyền qua môi giới truyền bệnh là rầy mềm và nhiều loại rầy rệp khác.

Do đó nếu trên một vườn cây khỏe mạnh chưa bị bệnh thì bệnh có khả năng phát sinh phát triển sau mỗi đợt rầy rệp bùng phát.

Điều kiện phát sinh phát triển của rầy rệp là nhiệt độ ấm, có nắng và mưa xen kẽ, độ ẩm không khí cao. Ngoài ra điều kiện lý tưởng trên vườn để phát sinh rầy rệp là có nhiều cỏ dại, vườn rậm rạp, bí bách và thiếu ánh sáng mặt trời chiếu xuống thân cây.

Vậy nên khi có sự xuất hiện của những điều kiện lý tưởng để phát sinh rầy rệp này thì phải hết sức chú ý nhé.

Triệu chứng bệnh

Triệu chứng của Bệnh Tristeza là bệnh virut thường gây hại nặng cho các vùng trồng cây có múi. Bệnh xuất hiện với triệu chứng là gân lá bị mất màu biến thành màu trong, vàng rốn quả sớm, thân bị lõm. Ngoài ra một số lá có thể bị biến dạng. Cách nhận biết gân lá bị trong dễ dàng đó là đưa lá lên phía ánh sáng và nhìn thẳng vào lá nếu bị bệnh gân lá sẽ sáng hơn do có ánh sáng lọt qua nhiều hơn phiến lá.

1-s2.0-S016817020000191X-gr4.jpg

Triệu chứng gân trong trên lá chanh do Virus Tristeza gây ra

Triệu chứng bệnh mặc dù thường xuất hiện trên lá non nhưng mà gần đây các nghiên cứu sâu hơn về  bệnh đã phát hiện ra rằng bệnh này còn có các biến chủng khác rất nguy hiểm như là có thể gây ra vàng rốn trái non và gây rụng quả. Biểu hiện này giống như việc cây bị chín sớm vậy. Hầu hết quả có biểu hiện này đều chưa già vừa chưa đạt tới kích thước trưởng thành.


image
Triệu chứng vàng đít (đuôi) trái trên quýt đường do nhiễm Tristeza.

Một triệu chứng thường gặp khác của bệnh đó là cây bị lõm ở thân chứ không tròn đầy như bình thường. Khi bóc vỏ ra thì mạch dẫn có màu nâu vàng và thân bị khô, thiếu nhựa cây.


image
Triệu chứng lõm thân cây chanh tàu do nhiễm Tristeza

Ngoài ra triệu chứng khác trên lá của cây là có các chấm màu sáng màu li ti trên mặt cả 2 mặt lá. Triệu chứng này thì rất hay bị nhầm với triệu chứng do nhện gây ra.

8_Tristeza_Leaf_Flecking (1).jpg

Hình ảnh chấm li ti trên mặt lá do Tristeza virus

Dưới đây là tổng hợp các triệu chứng bệnh điển hình, các bạn tham khảo:

Triệu chứng bệnh xuất hiện trên cây có múi tuỳ theo giống, dòng virus nhiễm, chúng được phân loại như sau:

+ Dòng nhẹ: Không gây ảnh hưởng mấy đến năng suất cây, chỉ gây gân trong hoặc lõm thân nhẹ trên chanh giấy (Citrus aurantifolia).

+ Vàng lùn cây con: Gây vàng và lùn trên cây cam chua, đây cũng là một biểu hiện thường gặp của tàn lụi trên cây có múi.

+ Chết nhanh trên cây cam chua (sour orange): Nếu ghép giống bị nhiễm bệnh của các cây có tính yếu hơn trên gốc ghép cam chua sẽ làm cho cây bị lùn, vàng, lõm thân và chết nhanh.

+ Lõm thân trên buởi: Cây bị lùn, cả thân và nhánh cây bị lõm nặng khi bóc vỏ khỏi thân. Giảm năng suất và kích thước trái, cành trở nên giòn và dễ gãy.

+ Dòng gây lõm thân trên chanh tàu: Cây vẫn sinh trưởng bình thường, thân chính và cành bị quặc quẹo, không thẳng, khi bóc vỏ thân, phần gỗ bị lõm vào rất nhiều.

+ Dòng gây vàng đít trái trên quýt đường: cây vẫn sinh trưởng và xanh tốt, tuy nhiên khi trái đạt kích thước bằng trái bóng bàn thì trái bị vàng từ phần đít trái vàng lên cuống trái, trái rụng hàng loạt, gây tổn thất rất nặng cho nhà vườn.

+ Nếu cây đã lâu năm bị nhiễm bệnh thì đa số sẽ có các biểu hiện suy giảm năng suất và chột cây nhanh chóng. Có thể sẽ có tổng hợp các biểu hiện trên như là giảm năng suất, quả chín sớm, cành rễ gãy, lá có gân trong và thân bị lõm. Khi đó nhiều người lầm tưởng đó là biểu hiện của tuổi già và lụi của cây do đó cũng có thể cái tên “tàn lụi” bắt nguồn từ biểu hiện bệnh này.

1-s2.0-S0885576512000598-gr1.jpg

Một số triệu chứng điển hình được tổng hợp lại


Tác nhân gây bệnh

Virus gây bệnh là Closterovirus có dạng sợi dài với kích thước khoảng 11 x 2000 nm (Bar-Joseph và ctv., 1979). Lây truyền qua chiết ghép. Trọng lượng phân tử của vỏ protein là 25000 daltons. Những nghiên cứu gần đây cho thấy có hai loại vỏ protein với trọng lượng phân tử 23,000 daltons và 21,000 daltons.


image
Hình virus Tristeza


 

Quản lý trung gian truyền bệnh

Như đã nói ở trên Virus không truyền qua cơ giới nhưng truyền qua chiết ghép và Bệnh còn được truyền qua rầy mềm và nhiều loại rầy rệp khác. Trong đó rầy mềm được tìm thấy truyền bệnh phổ biến nhất. Vì vậy có thể quản lý bệnh thong qua quản lý trung gian truyền bệnh trên vườn.

Thường xuyên làm cỏ trên vườn.

Cắt tỉa cành thông thoáng cho vờn cây.

Phun thuốc khi có rầy xuất hiện.


image
Rầy mềm, trung gian truyền bệnh Tristeza

 

Ký chủ

Phần lớn các cây có múi đều nhiễm Tristeza, một số cây thuộc nhóm cây có múi có ba lá thùy (Poncitrus trifoliate tương đối kháng với bệnh này. Cây ghép trên gốc ghép cam chua là nhiễm bệnh nặng và gây thiệt hại nhiều nhất. Ở ĐBSCL, bệnh Tristeza nhiễm trên cây chanh giấy lộ triệu chứng gân trong, một số cây chanh tàu lộ triệu chứng lõm thân, cây quýt đường bị vàng nửa dưới của trái sau đó rụng nhiều, có thể lên đến 50% số trái trên cây.

Giám định bệnh:

Do tristeza có khá nhiều dòng gây hại cây có múi và mỗi dòng lại có mức độ gây hại cây khác nhau cho nên chúng ta cần phải giám định bệnh để xác định đúng bệnh và từ đó có các biện pháp đưa ra đối với cây trồng cho thích hợp.

Các phương pháp hữu hiệu nhất có thể sử dụng là sử dụng kháng thể để giám định bệnh thông qua ELISA, ImmunoSorbent Electron Microscopy (ISEM), Dot Immuno Blot Assay (DIBA), Electro blot immuno assay (EBIA). 
Permar và ctv., đã sản xuất kháng thể đơn dòng MCA-13 và sử dụng kháng thể này để tìm dòng virus gây thiệt hại nhẹ và sử dụng cho bảo vệ chéo.

Phương pháp lai phân tử và RT-PCR cũng được sử dụng rộng rãi trong giám định bệnh.

Phương pháp sử dụng iốt để nhuộm tế bào rễ cũng cho hiệu quả tốt, mẫu rễ từ cây nghi bị bệnh có thể cắt ngang hoặc xiêng, sau đó nhúng vào trong dung dịch iốt, nếu phần lõi bị biến màu nâu nhiều chứng tỏ cây đã bị bệnh.
Sử dụng que thử được sản xuất tại Đài Loan cho kết quả nhanh và chính xác trong vòng 5-7 phút, tuy nhiên giá thành cho một lần thử tương đối cao.

Quản lý phòng trừ bệnh

Có nhiều phương pháp có thể áp dụng quản lý bệnh Tristeza, có thể bao gồm loại trừ cây bệnh, sử dụng phương pháp canh tác, phòng trừ sinh học sử dụng dòng nhẹ để bảo vệ chéo, sử dụng gốc ghép kháng bệnh, sử dụng công nghệ sinh học thông qua chuyển gene.

Biện pháp phòng trừ

+ Sử dụng giống kháng: Nhiều giống cây có múi biểu hiện ra chống chịu bệnh này nghĩa là virus vẫn tồn tại trên cây nhưng không lộ triệu chứng. Một số giống khác kháng lại bệnh cũng có nghĩa là virus không nhân mật số trên cây bị nhiễm. Những cây này thuộc nhóm  Poncirus trifoliate, Swinglea glutinosa và Severinia buxifolia.

+ Bảo vệ chéo (Mild strain cross-protection): Phương pháp này áp dụng ở những vùng nhiễm dòng nặng như cây chết nhanh trên gốc ghép cam chua hay những vùng nhiễm dòng gây lõm thân nặng trên bưởi. Permar và ctv đã sản xuất kháng thể đơn dòng (MCA13) và sử dụng để chọn dòng nhẹ phục vụ cho bảo vệ chéo. Vì hầu như trên cây chỉ nhiễm 1 dòng bệnh mà thôi.

+ Chuyển gen kháng được thí nghiệm ở nhiều nước trên thế giới để chống lại bệnh này, trong đó Mỹ là nước đi đầu và đã bắt đầu từ 1996. Người ta sử dụng chính gene từ vỏ protein của virus hay gene cần thiết cho sự sao chép của virus để chuyển vào cây truớc khi cây nhiểm bệnh với hy vọng đem lại tính kháng cho cây. Tuy nhiên kết quả chỉ còn trong phạm vi phòng thí nghiệm và mức độ nhà lưới. Cách làm này tương tự với vacxin phòn bệnh ở người.

+ Sử dụng thuốc Trừ rầy rệp trong các đợt phát sinh là cốt lõi và quan trọng nhất trong việc phòng bệnh xuất hiện và lây lan trên vườn. Các thuốc được sử dụng như là:

Thuốc đặc trị rầy excel basa 50EC

Reasgant

Actara 25  WG

Gold fly 95EC

Confidor 200SL

Ngoài ra có thể phòng bệnh bằng Phòng bệnh bằng dung dịch booc đô 1% cách pha chế như sau: 100g đồng đổ vào 1 thùng 8 lít nước quấy đều cho hoà tan hết. 100g vôi tôi đổ vào 1 thùng 2lít nước quấy đều hoà tan hết. Dùng dung dịch đồng đổ vào nước vôi vừa đổ vừa quấy đều không để lắng cặn boocdo màu xanh da trời. Cách thử: nếu nhúng dao mài sắc vào boocdo lưỡi dao màu xỉn xám là pha chuẩn, nếu lưỡi dao màu han gỉ vàng là pha không đúng. Nếu pha không đúng gây hại cho cây và không phòng được bệnh.

* Biện pháp canh tác: Vườn cần có hệ thống thoát nước tốt, không trồng cây giống bị bệnh, trồng mật độ hợp lý, không trồng mật độ quá cao để tạo thông thoáng cho vườn. Cắt và thu gom cành, lá, quả bị bệnh đem tiêu hủy nguồn bệnh. Những vườn cây chớm bị bệnh không tưới nước lên tán cây vào buổi chiều mát, không tưới quá nhiều nước cho cây để hạn chế sự lây lan của bệnh. Đốn tỉa tạo tán định kỳ để vườn cây thông thoáng tránh tạo vết thương cơ giới cho vi khuẩn xâm nhập. Bón phân cân đối NPK, tăng cường bón thêm phân kali cho vườn cây đang bị bệnh. 

Ma Quang Hiệp

05/10/2022

Tổng hợp một số hình ảnh của bệnh

8_Tristeza_Leaf_Flecking.jpg418.400x400_5.jpeg1336_Ecoport_Tristeza_Leaves_Roistacher_CN_cs.jpg0656015-SMPT.jpg8980757975_bd689f6fd9_b.jpgCitrus-tristeza-virus-CTV-like-symptoms-exhibited-by-p23-transgenic-A-through-C-sweet.pngCitrus-tristeza-virus-CTV-symptoms-on-orange-tree-grafted-on-sour-orange-rootstock.jpgCTVSP_Header.jpgdownload.jpgField-symptoms-associated-with-Citrus-tristeza-virus-infection-in-Nigeria-including-stem.pngfront.jpgGraft-transmissibility-of-Citrus-tristeza-virus-CTV-based-virus-induced-gene-silencing.pngimages.jpgimg_1138.jpgRSaV.jpgsymptoms-fig13.jpgtn2001003f5.jpgTristeza (1).jpgTristeza.jpgUntitled-1.jpgUntitled-11.jpgUntitled-12.jpgUntitled-13.jpgUntitled-15.jpgUntitled-16.jpgvenezuela1.jpgТристеза.jpg

Viết bình luận của bạn
Nội dung bài viết